Vẩy nến là một trong những bệnh da phổ biến nhất, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và ở bất kỳ đâu. Đặc điểm của bệnh là tiến triển dai dẳng hay tái phát sau những đợt tạm yên. Thương tổn cơ bản của bệnh là các dát đỏ có vẩy trắng như nến, nhưng trong nhiều trường hợp bệnh còn có các thương tổn ở móng và khớp.

Dịch tễ của bệnh vẩy nến

Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh vẩy nến khác nhau tùy theo từng nước, từng khu vực nhưng dao động trong khoảng 2 - 5% dân số. Tại Việt Nam, bệnh vẩy nến chiếm khoảng 5-7% các trường hợp đến khám tại các phòng khám da liễu.

 

Tổn thương da điển hình trong bệnh vẩy nến

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh vẩy nến

Cho tới nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng trong cơ chế bệnh sinh của vẩy nến. Qua nghiên cứu về miễn dịch và di truyền, đa số các tác giả cho rằng vẩy nến là một bệnh rối loạn miễn dịch có yếu tố di truyền.

Người ta đã xác minh được các yếu tố HLA có liên quan đến bệnh vẩy nến. Những người có HLA CW6, HLA B17, HLA B27, HLA B37 có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến cao. Trong thực tế, theo thống kê của nhiều tác giả, bệnh vẩy nến có tính chất gia đình (dao động từ 5 - 50%). Tuy nhiên, người ta cũng thấy rằng tính di truyền trong bệnh vẩy nến là do nhiều yếu tố quyết định, không một yếu tố nào có thể độc lập gây bệnh.

Các yếu tố thuận lợi:

+ Tuổi: đợt phát bệnh lần đầu hay gặp ở tuổi 20 – 30 tuổi. Theo một số tác giả, chỉ khoảng 2,79% phát bệnh sau tuổi 50.

+ Nhiễm khuẩn.

+ Chấn thương thượng bì.

+ Stress: chấn thương tâm lý có thể làm khởi phát bệnh hoặc làm bệnh nặng thêm.

+ Rối loạn nội tiết.

+ Rối loạn chuyển hóa.

+ Nghiện rượu.

+ Thay đổi khí hậu, môi trường.

Những yếu tố trên là yếu tố thuận lợi góp phần làm khởi phát bệnh hoặc làm cho bệnh nặng thêm.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh vẩy nến

Thương tổn da

Thương tổn da điển hình nhất là dát đỏ có vẩy hình tròn hoặc bầu dục, hoặc thành mảng có nhiều vòng cung với các đặc điểm sau:

- Ấn kính mất màu.

- Ranh giới rõ ràng với da lành.

- Có vẩy trắng khô, dễ bong, xếp thành nhiều lớp. Khi cạo hết các lớp vẩy nền da phía dưới đỏ tươi.

- Vị trí khu trú chủ yếu ở vùng tỳ đè: khuỷu tay, đầu gối, xung quanh rìa tóc, mặt duỗi các chi, nói chung có tính chất đối xứng.

- Kích thước: to nhỏ khác nhau đường kính từ 0,5 – 10cm.

Cạo vẩy theo phương pháp Brocq: đây là phương pháp đặc hiệu dùng để xác định thương tổn vẩy nến. Cách làm như sau:

Dùng một thìa nạo cùn cạo vẩy nhẹ nhàng, nhiều lần (khoảng 20, 40 đến 100 lần), cạo thong thả cho vẩy bong từng lớp sẽ thấy:

+ Đầu tiên là các lớp vẩy bong ra và cuối cùng có một màng mỏng trắng, hoặc màng rách từng mảng (gọi là dấu hiệu màng bong).

+ Dưới màng bong là bề mặt đỏ, nhẵn, bóng.

+ Cạo thêm một vài lần nữa thì thấy xuất hiện các đốm chảy máu nhỏ li ti. Đây là dấu hiệu giọt sương máu của Auspitz (Auspitz’s sign)

Dấu hiệu Kobner

Đây là một đặc điểm thường gặp trong bệnh vẩy nến. Thương tổn có thể xuất hiện tại vị trí bị sang chấn hay bỏng, sẹo, vết cào gãi.

Thương tổn móng

Khoảng 30 – 40% người bị vẩy nến có thương tổn ở móng tay, móng chân. Các thương tổn móng thường gặp là:

- Móng ngả màu vàng.

- Có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt.

- Dầy, dễ mủn.

Thương tổn khớp

Tỷ lệ bị thương tổn khớp tùy thuộc vào từng thể. Theo một số tác giả, ở thể nhẹ chỉ có 2% có biểu hiện ở khớp. Trong khi đó, tỷ lệ bị thương tổn khớp trong các thể vẩy nến nặng là khoảng 15 – 20%.

Biểu hiện hay gặp là:

- Viêm khớp mạn tính.

- Biến dạng nhiều khớp.

- Cứng khớp.

- X.quang thấy hiện tượng mất vôi ở đầu xương, hủy hoại sụn, xương, dính khớp.

Video dưới đây sẽ giúp bạn biết rõ hơn về một số triệu chứng của bệnh vẩy nến:

*Tùy vào cơ địa mỗi người mà sản phẩm có tác dụng khác nhau

Các thể lâm sàng của bệnh vẩy nến

Thể thông thường

Tùy theo kích thước tổn thương vẩy nến người ta chia ra các thể sau:

- Thể giọt: kích thước thương tổn nhỏ, đường kính khoảng 0,5 – 1cm.

- Thể đồng tiền: kích thước thương tổn 1 – 3cm.

- Thể mảng: các mảng thương tổn có đường kính từ 5 – 10cm.

- Thể toàn thân: thương tổn lan tỏa khắp toàn thân, còn ít vùng da lành.

Tùy theo vị trí khu trú của thương tổn người ta chia ra các thể:

- Thể đảo ngược: vị trí hay gặp ở các kẽ, hốc tự nhiên: nách, bẹn, cổ…

- Vẩy nến niêm mạc: thương tổn ở quy đầu, môi, mắt…

- Vẩy nến ở đầu chi: thương tổn ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu ngón tay.

- Vẩy nến ở da đầu: thương tổn khu trú ở da đầu dễ nhầm với nấm tóc, chàm da mỡ. Tóc vẫn mọc thường xuyên qua các thương tổn mà không rụng.

- Vẩy nến ở mặt: tương đối hiếm gặp.

Thể đặc biệt

Vẩy nến thể mủ: có 2 thể:

+ Thể mụn mủ rải rác: các mụn mủ nhỏ có đặc điểm: xuất hiện đột ngột kèm theo sốt cao, mệt mỏi. Các mụn mủ nhỏ bằng đầu đinh ghim trắng đục nằm ở phần nông dưới lớp sừng. Mụn mủ có thể mọc toàn thân, hoặc 2 chi dưới.

Xét nghiệm mủ soi tươi và nuôi cấy không tìm thấy vi khuẩn.

+ Thể khu trú ở lòng bàn tay, chân; vẩy nến thể mủ khu trú ở các đầu ngón tay, ngón chân còn gọi là viêm da đầu chi liên tục của Hallopeau.

Vẩy nến thể khớp.

Vẩy nến đỏ da toàn thân: có thể do hậu quả của việc sử dụng corticoid tại chỗ và toàn thân. Song đôi khi là biểu hiện đầu tiên của bệnh vẩy nến.

Tiến triển và biến chứng của bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến tiến triển thất thường. Sau một đợt cấp, bệnh có thể ổn định, tạm lắng một thời gian. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp dai dẳng trong nhiều tháng, nhiều năm. Đặc biệt, những thương tổn tại vùng tỳ đè rất khó chữa trị. Vì tiến triển khó lường nên khi hết các thương tổn cũng không có nghĩa là bệnh đã khỏi, người mắc cần chú ý chữa trị và xử lý đúng.

Các biến chứng thường gặp là:

- Chàm hóa, bội nhiễm, ung thư da.

- Đỏ da toàn thân.

- Vẩy nến thể khớp có thể làm biến dạng khớp, cứng khớp, nhất là cột sống.

Hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến

Trong hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến, người dùng phải phối hợp chữa trị tại chỗ, toàn thân kết hợp với lối sống và sinh hoạt điều độ, khoa học.

Các phương pháp chữa trị kinh điển

-Chữa trị tại chỗ: Sử dụng các thuốc bong vẩy, chống viêm như:

+ Thuốc bôi salicylic 1- 5%.

+ Thuốc bôi Corticoid.

+ Calcipotriol (vitamin D3).

+ Kem hoặc mỡ có chứa các loại retinoid.

+ Chiếu tia cực tím: UVB, UVA (tia cực tím có bước sóng ngắn và dài).

-Chữa trị toàn thân: Sử dụng các sản phẩm đường uống có tác dụng toàn thân như:

+ Các retinoid đường uống.

+ Methotrexat.

+ Cyclosporin.

+ Hydroxyurea.

+ Các steroid toàn thân.

+ Các hợp chất sinh học: etanercept, alefacept, efalizumab…

Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc này đều gây tác dụng phụ, đặc biệt là khi dùng lâu dài để chữa trị căn bệnh mạn tính này.

Các phương pháp hỗ trợ điều trị bằng thảo dược

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống Kim Miễn Khang

Xu hướng ngày nay trong hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính là sử dụng những sản phẩm thiên nhiên, an toàn, thân thiện với người dùng. Hiện nay, đã có sản phẩm thảo dược được dùng nhiều để hỗ trợ điều trị các bệnh tự miễn, trong đó có vẩy nến. Qua nhiều nghiên cứu, cây sói rừng đã được đánh giá là có tác dụng giúp chống tự miễn. Ngày nay, để tăng cường tác dụng, các nhà khoa học đã kết hợp sói rừng với các thảo dược khác như nhàu, nhũ hương, hoàng bá, bạch thược, thổ phục linh…, để tạo nên sản phẩm thiên nhiên Kim Miễn Khang giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch, giúp làm giảm ngứa, chống viêm, hạn chế các triệu chứng của bệnh vẩy nến và ngăn ngừa các đợt tái phát. Kim Miễn Khang đã được nghiên cứu cho hiệu quả tốt trên các vẩy nến. Kim Miễn Khang đã đang được rất nhiều người dùng tin tưởng sử dụng.

Kem dược liệu Explaq

Đối với người bị vẩy nến, mục tiêu đầu tiên mà người mắc vẩy nến quan tâm là giảm ngứa, vẩy. Để đáp ứng mục tiêu này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy, chitosan chiết xuất từ vỏ của các loài giáp xác - một polysacchride tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn và giúp chữa lành vết thương và cũng đã được nghiên cứu về tác dụng ổn định bệnh vẩy nến trong nghiên cứu của Allan Lassus và cộng sự. Ngày nay để tăng cường tác dụng của hoạt chất này, người ta kết hợp chitosan với nhiều thành phần từ thiên nhiên khác như phá cố chỉ, lá sòi, MSM … tạo nên sản phẩm kem bôi ngoài da Explaq giúp tẩy sạch vẩy, giữ ẩm cho da, ức chế sự chết của tế bào, ổn định pH, tăng tính thấm của dược chất. 

Trong đề tài nghiên cứu về hiệu quả của kem Explaq do PGS.TS Đặng Văn Em làm chủ nhiệm, kết quả cho thấy hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến thể thông thường bằng Explaq kết hợp với uống methotrexat tốt hơn so với dùng mỡ salicylic kết hợp uống methotrexat và cũng không ghi nhận tác dụng phụ. Explaq là sản phẩm từ thiên nhiên hiệu quả tốt mà không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Bệnh vẩy nến là một rối loạn tự miễn dịch, tái phát phức tạp đặc trưng bởi mảng đỏ, bong vẩy trên da. Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc nào trị khỏi được.

Kem dược liệu Explaq

Cô Nguyễn Thị Kim Bình - một người dùng Explaq để cải thiện vẩy nến và có hiệu quả tốt đã không ngần ngại chia sẻ bí quyết của mình cho rất nhiều người, với mong muốn, ai bị vẩy nến đều có kết thúc có hậu như mình: “Năm 2013, vẩy nến của tôi phát ra rất nặng, hôm đầu chỉ bằng hạt ngô, nhưng hôm sau lại to hơn và lan ra ghê lắm. Bị ở đâu là ngứa ở đó, còn khiến tôi rụng tóc nữa”. Thật không ngờ, nhờ áp dụng phương pháp “trong uống- ngoài bôi” đúng cách, chỉ sau 4 tháng, triệu chứng của cô cải thiện hiệu quả: “Tôi uống Kim Miễn Khang ngày 4 viên từ tháng 12/2013. Uống hết 2 tháng đầu, tôi thấy chưa đỡ nhiều lắm. Tôi kiên trì uống đến tháng thứ 3, vẩy nến dần biến mất. Cuối tháng 3/2014, qua báo chí, tôi biết đến kem thảo dược Explaq, nên quyết định mua về bôi kết hợp ngày 2 lần sáng và tối, giảm Kim Miễn Khang xuống 3 viên/ngày. Cứ như vậy, những nốt mẩn trên tay, chân lặn sạch, tôi rất mừng. Sau đó, tôi quyết định duy trì ngày 1 viên Kim Miễn Khang và bôi kem Explaq thường xuyên. Đến nay, những chỗ mọc vẩy dù dày hay mỏng đều đã hết, trên đầu chỉ còn vài nốt. Da tôi giờ láng bóng, không còn vết thâm”.

*Tùy vào cơ địa mỗi người mà sản phẩm có tác dụng khác nhau

Bệnh vẩy nến là một rối loạn tự miễn dịch, tái phát phức tạp đặc trưng bởi mảng đỏ, bong vẩy trên da. Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc nào trị khỏi được.

Explaq nhận giải thưởng

Explaq đã nhận được nhiều giải thưởng do người tiêu dùng bình chọn sau quá trình sử dụng. Cũng trong năm 2015, Explaq đã vinh dự nhận giải thưởng "Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng" do Hội Khoa học và Công nghệ Lương thực – Thực phẩm Việt Nam trao tặng.

Để có thể ổn định bệnh, người mắc cũng nên kết hợp biện pháp trong uống, ngoài bôi, với các sản phẩm từ thiên nhiên viên uống Kim Miễn Khang và kem bôi Explaq.

Lưu ý về lối sống cho người bị vẩy nến

Để cải thiện tốt căn bệnh này, bạn cũng cần lưu ý: vì tiến triển bệnh rất thất thường nên không được lơ là, tự ý bỏ thuốc khi thấy thương tổn giảm hay biến mất. Cần chú ý:

- Tránh căng thẳng, stress, cố gắng giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.

- Tránh kỳ cọ và bóc da.

- Tránh nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn ngoài da.

- Tránh để vùng da bị bệnh tiếp xúc với các chất có tính kiềm.

- Hạn chế tối đa các chất kích thích như bia, rượu.

- Chế độ ăn nên bổ sung nhiều các và rau xanh, hoa quả tươi. Ăn ít đồ ăn nướng, rán, mỡ động vật, các đồ ăn cay nóng. Uống nhiều nước.

- Luôn luôn nhớ: dùng thuốc đúng theo chỉ định, dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thiên nhiên như uống Kim Miễn Khang kết hợp với bôi kem Explaq để kiểm soát tốt bệnh.

Vẩy nến là một trong những bệnh mạn tính chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu hiểu đúng về bệnh, bạn mới có thể “sống chung với bệnh” suốt đời và có thể có một cuộc sống thoải mái như bao người bình thường khác.

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vẩy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.

Chuyên gia da liễu

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh