Vẩy phấn hồng (Pityriasis rosea) là một bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên, nữ nhiều hơn nam,  thường bắt đầu bằng một đốm hồng ban tróc vẩy to ở vùng ngực, bụng hay lưng và sau đó lan rộng khắp người.

Vẩy phấn hồng thường xuất hiện vào mùa xuân

Bệnh xảy ra nhiều nhất vào mùa xuân và mùa thu, thường tự khỏi sau 4-8 tuần không để lại dấu vết. Tuy nhiên, vì bệnh gây khó chịu và dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh ngoài da khác cũng có sang thương hồng ban tróc vẩy nên bệnh nhân cần phải được hướng dẫn xử trí đúng.  

Triệu chứng 

- Khởi đầu: Vẩy phấn hồng điển hình thường bắt  đầu bằng một đốm hồng ban rộng lớn, tróc vẩy, hơi nhô cao trên bề mặt da. Vị trí thường gặp ở ngực, bụng, lưng – gọi là mảng hồng ban khởi đầu. 

- Tiến triển: Trong từ vài ngày đến vài tuần, nhiều đốm hồng ban nhỏ hơn, d~ 0,5cm- 2cm, tróc vẩy, xuất hiện tiếp tục khắp ngực, lưng, bụng phân bố theo dạng hình cây thông, có thể ngứa và hiếm gặp ở vùng mặt hay tứ chi. 

- Màu: Sang thương vẩy phấn hồng thường xếp giống hình vẩy cá và có màu hồng. Nếu bệnh nhân có da sậm màu, sang thương có thể có màu xám, nâu sậm hay màu trắng.  

- Triệu chứng khác: Khoảng 50% bệnh nhân bị vẩy phấn hồng cũng có các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp trên như: nghẹt mũi, đau cổ họng, ho… trước khị mảng hồng ban khởi đầu của vẩy phấn hồng xuất hiện.  

Nguyên nhân 

Nguyên nhân gây bệnh chính xác của vẩy phấn hồng vẫn chưa được xác định rõ. Người ta cho rằng có vai trò của sự nhiễm một vài chủng herpes virus như HHV6, HHV7. Tuy nhiên, người ta cũng không cho rằng bệnh có thể truyền nhiễm. 

Bệnh nhân được khuyến cáo nên đi khám bệnh khi có các triệu chứng đặc biệt sau:

- Xuất hiện mảng hồng ban rộng lớn, tróc vẩy ở vùng ngực, lưng, bụng.

- Có nhiều hồng ban xuất hiện tiếp theo khắp ngực, lưng, bụng hay có thể có thêm ở mặt, tứ chi.

Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán là bị vẩy phấn hồng mà sang thương vẫn không khỏi sau 3 tháng, cần phải đến tái khám bác sĩ chuyên khoa Da Liễu ngay. 

Biến chứng.

- Vẩy phấn hồng có thể gây ngứa nhiều, đặc biệt khi thân nhiệt bệnh nhân quá nóng. 

- Các hồng ban có thể khỏi hoàn toàn không để lại dấu vết. Tuy nhiên nếu da bệnh nhân sẫm màu, tại các vị trí của sang thương mất đi có thể còn lưu lại các đốm nâu. 

Chẩn đoán

Vẩy phấn hồng thường được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán xác định nhanh chóng dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu lúc bệnh mới khởi phát, vẩy phấn hồng cần được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ngoài da khác như: lang ben, nấm da, chàm, vẩy nến, giang mai. Một số trường hợp phải cần đến các phương pháp cận lâm sàng như: xét nghiệm huyết học, sinh thiết sang thương da... để xác định chẩn đoán. 

Điều trị

Trong đa số các trường hợp, vẩy phấn hồng sẽ tự khỏi bệnh sau 4-8 tuần không cần phải dùng thuốc. Việc điều trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng ngứa. Các thuốc kháng virus (acyclovir, famciclovir) hay kháng sinh (erythromycin) có thể rút ngắn thời gian kéo dài của vẩy phấn hồng xuống 1-2 tuần. Nếu bệnh nhân ngứa nhiều, bác sĩ điều trị có thể dùng thêm: salicylic acid làm bong vẩy, thuốc kháng histamines. Cetirizine, Fexofenadine, Diphenhydramine, Chlorpheniramine, Loratadine. Quang trị liệu: Chiếu tia cực tím UVB vào sang thương da.


Để giảm cảm giác khó chịu, người mắc được khuyên nên tắm nước ấm và tránh các hoạt động thể lực gây mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt. Có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên như viên uống Kim Miễn Khang, kem bôi Explaq.

Đây là các sản phẩm khá hiệu quả cho người mắc trong hỗ trợ điều trị các bệnh vẩy ngoài da như vẩy phấn hồng, vẩy nến cũng như bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn khác. Kim Miễn Khang giúp tăng cường năng lượng tế bào giúp các tế bào nhận diện chính xác hơn tác nhân nào gây bệnh, đồng thời có tác dụng giảm viêm, giảm sưng do đó giảm các triệu chứng của bệnh. Explaq có các thành phần rất độc đáo: thành phần chính chiết xuất từ vỏ giáp xác là chitosan, phối hợp cùng các thảo mộc cao ba chạc, cao phá cố chỉ, cao lá sòi giúp sạch vẩy phấn hồng, giảm viêm ngứa hữu hiệu.

Từ khi ra đời Explaq đã đem lại nhiều niềm vui cho người dùng! Bác Nguyễn Văn Việt (Hiệp Hòa, Bắc Giang) gần như chưa có một giấc ngủ trọn vẹn vì bị bệnh vẩy nến hành hạ đã 15 năm, bác chia sẻ: "Tôi phải đặt chân dưới vòi nước, lấy hòn đá ráp cọ vào chỗ ngứa, cọ đến nỗi chảy máu. Nhất là đêm mùa đông, khi đắp chăn kín và đi tất thì lại càng ngứa và khó chịu hơn. Tôi không thể nhớ hết đã dùng những loại thuốc gì. Bôi nhiều loại kem nhưng cứ ngưng sử dụng thì chỗ da bệnh lại sùi lên như tổ mối nhỏ. Qua 1 lần nghe đài, tôi biết đến kem Explaq và bắt đầu dùng cách đây hơn 1 tháng thì thấy bôi vào đỡ ngứa. Sau khoảng 20 ngày (bôi 4-5 lần/ ngày), độ dày của vẩy giảm, đỡ ngứa hơn, những chỗ sần sùi nhỏ lại và xẹp đi, thậm chí biến mất. Tôi được ngủ ngon giấc, cảm giác nhẹ người và rất hy vọng sẽ kiểm soát được bệnh".

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vẩy phấn hồng, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060.