Á sừng da đầu là một bệnh lý da liễu khá phổ biến hiện nay. Bệnh có thể không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về á sừng da đầu và các phương pháp điều trị căn bệnh này trong bài viết sau.
Á sừng da đầu là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết
Á sừng da đầu là một trong những bệnh da liễu có liên quan tới yếu tố tự miễn của cơ thể. Đối tượng xuất hiện á sừng da đầu khá phổ biến nhưng thường gặp ở nữ giới nhiều hơn.
Á sừng da đầu có một số dấu hiệu đặc trưng cơ bản như sau:
- Da đầu khô, bong vảy liên tục. Các lớp vảy trắng xếp chồng lên nhau, vùng da xung quanh khô ráp và bong tróc.
- Cảm giác ngứa nhiều kích thích phản ứng cào gãi. Nếu cào gãi mạnh sẽ khiến da đầu rất dễ trầy xước, nguy cơ cao nhiễm khuẩn thứ phát.
- Sau khi vảy bong tróc ra sẽ tạo thành lớp sừng, sưng đỏ trên bề mặt da đầu. Chúng rất dễ bị tổn thương, chảy máu.
- Tổn thương phần chân tóc làm tóc không được bảo vệ và nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến dễ gãy, rụng.
Các biểu hiện của á sừng da đầu tuy không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại tác động trực tiếp tới thẩm mỹ, khiến người mắc mất tự tin, ngại giao tiếp với những người xung quanh. Bên cạnh đó, nếu không khắc phục đúng cách, tổn thương có thể để lại sẹo xấu trên da. Ngoài ra, nếu không phát hiện sớm các triệu chứng, bệnh có thể lan rộng xuống gáy, phía sau tai hoặc toàn thân. Điều này khiến việc điều trị kéo dài và khó khăn hơn nhiều.
Á sừng da đầu gây ra các lớp vảy trắng thô ráp và bong tróc
Nguyên nhân gây vảy nến da đầu
Cho tới nay, nguyên nhân gây á sừng da đầu vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy, yếu tố hàng đầu khiến bệnh khởi phát là do sự rối loạn miễn dịch trong cơ thể. Khi hệ miễn dịch nhận diện và tấn công nhầm các tế bào biểu bì quen thuộc, khiến chúng chết đi sẽ tạo thành những vùng bong tróc, khô nứt trên da đầu.
Ngoài nguyên nhân kể trên còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải vảy nến da đầu, chẳng hạn như:
- Yếu tố di truyền: Hầu hết các bệnh lý da liễu đều có sự liên quan đến gen. Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bị á sừng da đầu thì tỷ lệ con của họ bị mắc cao hơn người bình thường.
- Yếu tố cơ địa: Người có cơ địa nhạy cảm với các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa,...có nguy cơ bị á sừng cao hơn.
- Tiếp xúc với hóa chất: Việc để cho da đầu tiếp xúc với các loại dầu gội đầu, sữa tắm,... có chứa các chất tẩy rửa không an toàn cũng làm tăng nguy cơ mắc phải á sừng da đầu.
- Yếu tố thời tiết: Vào mùa đông khô lạnh, á sừng da đầu có nguy cơ bùng phát mạnh hơn. Do đặc điểm thời tiết lạnh, độ ẩm không khí thấp làm làn da khô ráp, nứt nẻ, giảm đề kháng miễn dịch tự nhiên.
Sử dụng dầu gội đầu không thích hợp có thể là tác nhân gây á sừng da đầu
>>> XEM THÊM: Bệnh á sừng ở mắt cá chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện
Phương pháp điều trị á sừng da đầu hiệu quả
Sử dụng kem bôi tại chỗ là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhằm kiểm soát nhanh triệu chứng, hạn chế á sừng da đầu lan rộng. Một số loại kem bôi chữa á sừng hay được sử dụng như:
- Kem dưỡng ẩm, kem làm mềm lớp sừng có chứa các thành phần tự nhiên như dầu dừa, vaseline,...
- Thuốc làm bong sừng bạt vảy, tẩy da chết nhẹ nhàng như: Acid salicylic, anthralin, nhựa than,...
- Hoạt chất chống viêm, giảm sưng đỏ trên da như: Corticoid hàm lượng thấp, dẫn chất vitamin D, retinoids dùng ngoài,...
- Thuốc kháng sinh nhằm ức chế nhiễm khuẩn trên da như: Dẫn xuất imidazol, griseofulvin, nizoral,...
Nếu các tổn thương bởi á sừng da đầu vẫn chưa được kiểm soát tốt, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc uống. Kết hợp sử dụng kem bôi với thuốc uống có khả năng ức chế miễn dịch, chống viêm, chống dị ứng,... nhằm tăng cường hiệu quả điều trị và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên, hầu hết các thuốc đường uống đều tiềm ẩn một số tác dụng phụ như: Teo da, gây rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận,... Bởi vậy, người bệnh cần thận trọng và hỏi ý kiến bác sỹ khi sử dụng.
Lạm dụng thuốc bôi chữa á sừng có thể gây mỏng da, teo da
>>> XEM THÊM: Cách điều trị á sừng ở chân hiệu quả từ thiên nhiên. Đừng bỏ qua!
Giải pháp từ thiên nhiên giúp khắc phục tình trạng á sừng da đầu an toàn, hiệu quả
Sử dụng các thuốc kể trên sẽ giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng của tình trạng á sừng da đầu nhưng chỉ nên dùng thời gian ngắn và hạn chế liều lượng. Nắm bắt được điều này, các nhà khoa học đã tích cực nghiên cứu và cho ra đời kem bôi từ thảo dược từ thiên nhiên vừa an toàn cho người dùng, vừa giúp hỗ trợ cải thiện các vấn đề da liễu nhanh chóng.
Giữa hàng ngàn sản phẩm trên thị trường, người bệnh nên sáng suốt lựa chọn sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi công ty uy tín, hiệu quả được chứng minh trên lâm sàng và được nhiều người dùng đánh giá cao. Điển hình trong đó là kem bôi Explaq.
Thành phần chính có trong kem bôi Explaq là chitosan. Đây là hoạt chất được chiết xuất từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,... Nghiên cứu tại Đại học Harvard cho thấy, chitosan có tác dụng bạt sừng, giảm viêm, chống nhiễm khuẩn, làm bình ổn quá trình phát triển của da”. Khi kết hợp chitosan với các thảo dược khác như: Phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi, MSM, dầu dừa,... giúp làm tăng hiệu lực kháng khuẩn, làm sạch, dịu ngứa ngáy, tái tạo vùng da tổn thương do á sừng.
Hơn nữa, kem bôi da Explaq đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và cho kết quả: Nhóm người sử dụng Explaq kết hợp với phác đồ chuẩn có tỷ lệ cải thiện bệnh tốt hơn nhóm đối chứng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng kết luận Explaq không đem lại bất kỳ tác dụng phụ nào về gan, thận, máu và an toàn khi dùng lâu dài.
Kem bôi da Explaq giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng của á sừng da đầu
Chuyên gia tư vấn
Mời độc giả lắng nghe phân tích của chuyên gia Đặng Văn Em về thành phần và hiệu quả của kem thảo dược Explaq trong video sau đây:
Bài viết trên là tổng hợp những thông tin cơ bản về tình trạng á sừng da đầu cùng với các phương pháp cải thiện hiệu quả. Chăm sóc da đầu đúng cách, kết hợp sử dụng thuốc và kem bôi thảo dược Explaq sẽ giúp người bệnh nhanh chóng giảm thiểu được các triệu chứng của á sừng da đầu. Nếu bạn đọc có điều trị băn khoăn, thắc mắc thêm, đừng ngần ngại mà hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi ở dưới phần bình luận này nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7169129/