Vảy nến là bệnh gì, có lây không, điều trị khỏi được không, cách điều trị như thế nào?… là những băn khoăn không chỉ của riêng người mắc mà còn là nỗi lo lắng của người thân, đồng nghiệp,… Để được giải đáp chi tiết những băn khoăn trên, mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin trong nội dung bài viết sau đây.
Vảy nến là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao?
Vảy nến là bệnh mạn tính không lây nhiễm và chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Để nhận biết các dấu hiệu bệnh vảy nến, cần căn cứ vào các thể bệnh. Dưới đây là một số loại vảy nến phổ biến:
- Bệnh vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám): Đây là hình thức phổ biến nhất của bệnh và xuất hiện dưới dạng các mảng màu đỏ nổi lên cùng với sự xuất hiện của vảy da màu trắng bạc của tế bào da chết. Những mảng tổn thương này thường xuất hiện trên da đầu, đầu gối, khuỷu tay và lưng dưới. Chúng gây ngứa, đau và có thể nứt, chảy máu.
Triệu chứng vảy nến thể mảng
- Vảy nến thể giọt: Loại bệnh vảy nến này xuất hiện dưới dạng các tổn thương nhỏ, giống như giọt nước. Đây là thể vảy nến thường bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên và được kích hoạt bởi nhiễm trùng strep. Khoảng 10% số người bị vảy nến phát triển bệnh vảy nến thể giọt.
- Vảy nến đảo ngược: Loại vảy nến này gây ra các tổn thương rất đỏ ở nếp gấp cơ thể, như phía sau đầu gối, dưới cánh tay hoặc ở háng. Nó thường mịn, không có vảy như 2 loại vảy nến trên.
- Vảy nến thể mủ: Loại này đặc trưng bởi mụn mủ trắng (mụn có mủ trắng không nhiễm trùng) được bao quanh bởi da đỏ. Mủ là các tế bào bạch cầu không phải là bệnh truyền nhiễm. Bệnh vảy nến mủ có thể xảy ra tại bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng thường xuyên nhất ở tay hoặc chân.
- Vảy nến toàn thân: Đây là một dạng bệnh vảy nến đặc biệt nghiêm trọng dẫn đến da đỏ lan rộng khắp cơ thể. Nó có thể gây ngứa và đau dữ dội. Đây là dạng vảy nến rất hiếm, chỉ ảnh hưởng đến khoảng 3% số người bị vảy nến.
Triệu chứng vảy nến toàn thân
Bệnh vảy nến là gì? Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải giải đáp chi tiết trong video sau:
>> Xem thêm: Thông tin về bệnh vảy nến ở trẻ em
Vị trí thường xuất hiện bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể và cũng đòi hỏi phương pháp điều trị khác nhau. Các khu vực phổ biến thường xuất hiện triệu chứng bệnh vảy nến trên cơ thể, bao gồm:
- Da đầu: Bệnh vảy nến da đầu đôi khi chỉ xuất hiện một vài chấm nhỏ, vảy màu trắng bạc và mịn. Tuy nhiên, nó cũng có thể rất nghiêm trọng với các mảng tổn thương dày, bao phủ toàn bộ da đầu. Bệnh vảy nến da đầu có thể lan rộng ra ngoài đường chân tóc lên trán, phía sau cổ và quanh tai.
- Mặt: Bệnh vảy nến ở mặt thường ảnh hưởng đến lông mày, da giữa mũi và môi trên, trán trên, chân tóc. Bệnh vảy nến trên và xung quanh mặt nên được điều trị cẩn thận vì da ở đây rất nhạy cảm.
- Tay, chân và móng tay: Tay, chân cũng là vị trí mà vảy nến thường ghé thăm. Ngoài ra, sự thay đổi móng xảy ra ở 50% những người bị bệnh vảy nến và ít nhất 80% người bị viêm khớp vảy nến.
Bệnh vảy nến ở khuỷu tay
- Bộ phận sinh dục: Loại vảy nến phổ biến nhất ở vùng sinh dục là bệnh vảy nến đảo ngược. Tại vị trí này, da cần được chăm sóc một cách cẩn thận.
- Nếp gấp da: Bệnh vảy nến đảo ngược có thể xảy ra ở nếp gấp da như nách và dưới vú. Dạng này thường xuyên bị kích thích do cọ xát và đổ mồ hôi.
>> Xem thêm: Cách điều trị vảy nến da đầu hiệu quả
Nguyên nhân gây vảy nến
Hiện nay, nguyên nhân gây vảy nến chưa được tìm ra chính xác. Mỗi trường hợp đều có những yếu tố kích hoạt riêng. Các nhà khoa học tin rằng, vảy nến bùng phát do sự kết hợp của hệ miễn dịch suy yếu, gen di truyền và các yếu tố khác.
Bệnh vảy nến xuất hiện là do tình trạng rối loạn hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho sự tăng sinh quá mức tế bào da, khiến tế bào này lệch khỏi quỹ đạo vốn có (sinh ra, chết đi, rơi ra khỏi cơ thể trong 28 – 30 ngày) làm cho chu trình sống của chúng chỉ còn 3 – 4 ngày. Các tế bào da chết không ngừng được đẩy lên bề mặt nhưng không thể rơi ra ngoài cơ thể, tạo thành mảng tổn thương đỏ, sưng viêm.
Ngoài nguyên nhân trên, một số tác nhân có thể làm cho các triệu chứng vảy nến tồi tệ hơn, bao gồm:
- Thời tiết lạnh, khô.
- Stress, căng thẳng kéo dài.
Stress kéo dài làm tăng nguy cơ bị vảy nến
- Sử dụng một số loại thuốc, như thuốc điều trị huyết áp cao và bệnh tim, điều trị rối loạn lưỡng cực và thuốc uống để điều trị sốt rét.
- Nhiễm trùng: Mắc các bệnh nhiễm trùng bao gồm viêm họng liên cầu khuẩn và viêm amidan có thể kích hoạt vảy nến bùng phát.
- Chấn thương da, như vết trầy xước, chấn thương, cháy nắng, hình xăm,…
- Uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá.
>> Xem thêm: Vảy nến thể mủ là gì và có nguy hiểm không?
Vảy nến được phân loại như thế nào?
Bệnh vảy nến được phân chia theo mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Việc lựa chọn phương pháp điều trị có thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mức độ đó được tính toán dựa trên mức độ cơ thể của bạn bị ảnh hưởng bởi bệnh vảy nến.
- Bệnh vảy nến nhẹ: Tổn thương có diện tích < 3% cơ thể.
- Bệnh vảy nến trung bình ảnh hưởng từ 3 – 10% diện tích cơ thể.
- Vảy nến nghiêm trọng: Diện tích tổn thương > 10% cơ thể bạn.
Trong đó, 1% diện tích cơ thể được tính bằng 1 bàn tay (lòng bàn tay + ngón tay).
Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến cũng được đo lường bằng cách bệnh vảy nến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ví dụ, bệnh vảy nến có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động hàng ngày của một người ngay cả khi nó chỉ liên quan đến khu vực nhỏ, chẳng hạn như lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
>> Xem thêm: Vảy nến thường gặp ở đối tượng nào?
Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện hiệu quả bệnh vảy nến
Hiện nay, vảy nến chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người mắc có thể dùng thuốc, quang hóa trị liệu để giảm triệu chứng bệnh hiệu quả. Ngoài ra, giới chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa vảy nến tái phát, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, giúp ngăn ngừa bệnh tự miễn nói chung và vảy nến nói riêng. Sản phẩm có dạng viên nén rất tiện dùng, an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
Kim Miễn Khang giúp hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả
Ngoài sử dụng Kim Miễn Khang giúp tăng cường miễn dịch, người mắc vảy nến nên kết hợp dùng kem bôi da dược liệu Explaq. Sản phẩm được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi,… giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, từ đó cải thiện triệu chứng vảy nến hiệu quả, an toàn.
Kem bôi da Explaq giúp cải thiện triệu chứng vảy nến hiệu quả
Bài viết đã giải đáp chi tiết thắc mắc: Vảy nến là bệnh gì? Hãy thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh và sử dụng bộ đôi sản phẩm Kim Miễn Khang, Explaq đều đặn hàng ngày để cải thiện, ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả, bạn nhé!
Xem thêm kinh nghiệm chiến thắng bệnh vảy nến
Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm, nhiều hôm bác không ngủ được vì quá ngứa. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq, các triệu chứng vảy nến của bác đã được cải thiện rất tốt. Cùng lắng nghe chia sẻ của bác trong video dưới đây:
Ý kiến của chuyên gia
Nguyên nhân bệnh vảy nến là gì? Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải giải đáp trong video sau:
>> Xem thêm: Cách chữa vảy nến mà không cần dùng thuốc điều trị vảy nến là gì? Chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn TẠI ĐÂY.
Để biết thêm thông tin chi tiết về vảy nến là bệnh gì cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Minh Quang