Vảy nến là bệnh da liễu khá phổ biến, số người mắc bệnh này chiếm khoảng 2 – 3% dân số thế giới. Bệnh khiến da người mắc sần sùi, nhìn rất đáng sợ nên nhiều người lo lắng và thắc mắc: Bệnh vảy nến lây lan như thế nào và cách điều trị hiệu quả ra sao? Hãy đi tìm lời giải cho những thắc mắc trên trong bài viết sau!

Dấu hiệu bệnh vảy nến

Vảy nến (vẩy nến) là bệnh da liễu phổ biến với khoảng 125 triệu người mắc trên thế giới, trong đó có 2,5 triệu người Việt Nam. Dấu hiệu bệnh vảy nến phụ thuộc vào loại bệnh vảy nến gặp phải. Dưới đây là một số thể bệnh phổ biến:

- Vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám): Hầu hết người bị vảy nến đều có loại bệnh này. Triệu chứng nhận biết bệnh là da xuất hiện các mảng tổn thương đường kính từ 2 – 20 cm bị sưng, đỏ, viêm, có vảy trắng trên bề mặt và ngứa ngáy, chảy máu do da bị khô, nứt nẻ.

- Vảy nến thể giọt: Triệu chứng bệnh vảy nến giọt khá giống với thể mảng với các tổn thương sưng đỏ, có vảy trắng nhưng đường kính nhỏ hơn, chỉ từ 2 – 20 mm. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ hoặc thanh, thiếu niên.

- Vảy nến đảo ngược: Da có các tổn thương đỏ tươi, mịn, không có vảy tại các nếp gấp da như nách, háng, sau gối, nếp da dưới ngực,…

- Vảy nến đỏ da toàn thân: Đây là loại vảy nến hiếm gặp nhưng nguy hiểm nhất. Người mắc sẽ có làn da đỏ như tôm luộc và vảy trắng bao phủ toàn thân. 

- Vảy nến thể mủ (vảy nến mụn mủ): Da xuất hiện các mụn đỏ có đầu mủ trắng trên làn da đỏ. Bệnh có thể khu trú ở bàn tay, bàn chân nhưng trong nhiều trường hợp, bệnh sẽ lan rộng ra toàn thân.

16.jpg

Hình ảnh vảy nến

- Vảy nến thể móng: Móng chân, tay của người mắc sẽ đổi màu thành trắng bạc, vàng hoặc nâu. Bề mặt móng bị sần sùi, mất độ bóng.

- Vảy nến khớp (viêm khớp vảy nến): Vảy nến tấn công khiến khớp bị sưng tấy, đau và đỏ lên.

Bệnh vảy nến lây lan như thế nào?

Vảy nến là bệnh do sự suy yếu của hệ miễn dịch chứ không phải do vi khuẩn, virus gây ra nên không lây nhiễm thông qua tiếp xúc hoặc dùng chung đồ. Do vậy, bạn có thể nắm tay, ôm, nói chuyện với người mắc vảy nến mà không phải sợ bệnh sẽ lây sang mình.

Tuy không lây nhiễm nhưng bệnh có thể lan rộng ra khắp cơ thể từ một tổn thương nhỏ nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Nhiều người bị vảy nến da đầu với một vài chấm tổn thương nhưng chủ quan không điều trị khiến bệnh lan ra toàn thân, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và rất khó điều trị.

Nguyên nhân gây vảy nến

Vảy nến không lây nhiễm, vậy nguyên nhân gây vảy nến là gì? Thông qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây vảy nến bao gồm:

- Sự suy yếu của hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn xâm nhập nhưng khi bị vảy nến, hệ miễn dịch suy yếu sẽ tấn công các tế bào biểu bì da khỏe mạnh, khiến tế bào này tăng sinh liên tục và chết đi nhanh chóng (3 – 4 ngày so với 28 – 30 ngày như bình thường). Các tế bào da chết liên tục được đẩy lên bề mặt da nhưng không thể rơi ra ngoài cơ thể gây nên các tổn thương da đỏ, có vảy trắng và ngứa ngáy.

- Các yếu tố nguy cơ gây bệnh: Một số yếu tố dưới đây có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh vảy nến:

+ Uống quá nhiều rượu, bia: Thói quen này có thể làm tăng nguy cơ bị vảy nến. Ngoài ra, nó có thể làm giảm hiệu quả điều trị của nhiều loại thuốc.

+ Hút thuốc lá: Điều này không chỉ gây hại cho phổi mà còn làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến.

+ Stress kéo dài: Tình trạng này kéo dài có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến vảy nến trầm trọng hơn.

+ Béo phì, thừa cân: Bệnh vảy nến có thể phát triển tại các nếp gấp da bụng, nách, háng,… của người béo phì.

+ Yếu tố di truyền và lịch sử gia đình: Nếu gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em bị vảy nến thì nguy cơ mắc bệnh này của những thành viên còn lại sẽ cao hơn.

+ Da bị tổn thương: Da bị cháy nắng, trầy xước làm tăng nguy cơ bị vảy nến.

+ Sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, hạ huyết áp,… cũng làm tăng nguy cơ bùng phát vảy nến.

Điều trị vảy nến ra sao hiệu quả?

Khi thấy có các dấu hiệu bất thường trên da, bạn cần đến các chuyên khoa Da liễu để được chuyên gia chẩn đoán chính xác bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh các tác dụng phụ và nguy cơ tương tác thuốc. Ngoài ra, vảy nến là bệnh mạn tính, do đó chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.

Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá. Đây đều là các thành phần thiên nhiên có tác dụng điều tiết, điều hòa, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, các thành phần này cũng giúp chống lại quá trình oxy hóa tế bào của cơ thể, từ đó ngăn ngừa và hỗ trợ vảy nến.

Các chuyên gia y tế khuyến khích nên sử dụng kết hợp Kim Miễn Khang và kem bôi ngoài da Explaq. Đây là kem bôi dược liệu có thành phần thiên nhiên với chitosan (thành phần chủ đạo) có tác dụng bong sừng bạt vảy, giúp dưỡng ẩm, làm mềm, mịn da. Explaq còn có các thành phần khác như: Dịch chiết phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi có tác thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, từ đó, giúp cải thiện các triệu chứng vảy nến hiệu quả, không tác dụng phụ.

Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi: Vảy nến lây lan như thế nào? Hãy áp dụng lối sống khoa học, lành mạnh và luôn lạc quan, vui vẻ, chung sống hòa bình với bệnh kết hợp sử dụng kết hợp Kim Miễn Khang, Explaq để ngăn ngừa vảy nến tái phát hiệu quả, bạn nhé!.

Kinh nghiệm vượt qua bệnh vảy nến

Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) bị vảy nến 15 năm. Nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hỗ trợ điều trị vảy nến, các triệu chứng của bác đã được khống chế, vảy da sạch hẳn, không còn tái phát và không xuất hiện biến chứng.

Để biết thêm thông tin chi tiết về vảy nến lây lan như thế nào cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, quý độc giả vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060.