Vảy phấn hồng là một bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay. Nhiều người thắc mắc, bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả? Nếu bạn cũng có những thắc mắc tương tự thì đừng bỏ qua thông tin bài viết sau đây.

Vảy phấn hồng và mức độ nguy hiểm của bệnh

Vảy phấn hồng nằm trong nhóm bệnh vảy da bao gồm vảy nến, á sừng, vảy phấn trắng, eczema,… Tuy chỉ là bệnh da liễu nhưng vảy phấn hồng cũng gây ra nhiều biểu hiện khó chịu cùng những biến chứng nguy hiểm.

Biểu hiện của bệnh vảy phấn hồng

Một số dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn nhận diện chính xác triệu chứng của vảy phấn hồng, đồng thời có thể dễ dàng phân biệt được với các bệnh vảy da khác.

  • Ban đầu, vảy phấn hồng làm xuất hiện các tổn thương hình bầu dục nhưng nếu không được can thiệp sớm, chúng có thể lan rộng với nhiều chấm nhỏ hình giọt nước.
  • Trên bề mặt tổn thương có vảy phấn.
  • Tổn thương thường xuất hiện trên bụng, ngực, cổ và lưng. Trong một số trường hợp, nó có thể lan ra toàn thân. Vảy phấn hồng thường ít xuất hiện trên mặt. 
  • Phát ban da không đau nhưng có thể khiến người mắc ngứa ngáy, khó chịu.

Vay-phan-hong-xuat-hien-tren-lung-voi-nhung-mang-do-san-sui-bong-troc-va-ngua-ngay.webp

Vảy phấn hồng xuất hiện trên lưng với những mảng đỏ, sần sùi, bong tróc và ngứa ngáy

>>> XEM THÊM: Bệnh vảy phấn hồng cần kiêng gì để tránh tái phát? TÌM HIỂU NGAY

Vì sao vảy phấn hồng xuất hiện?

Hiện nay, nguyên nhân gây ra vảy phấn hồng vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sự xuất hiện của bệnh có liên quan đến một vài chủng herpes virus như HHV6, HHV7.

Một số người có tiền sử mắc bệnh lao, nhiễm trùng, nhiễm virus, côn trùng,... có nguy cơ cao mắc vảy phấn hồng.

Ngoài ra, thời tiết cũng là một trong những yếu tố lớn tác động đến bệnh. Khi thời tiết thay đổi đột ngột dễ khiến cho bệnh phát triển một cách nhanh chóng. Cụ thể hơn là vào mùa thu và mùa đông, những người mắc vảy phấn hồng sẽ có triệu chứng tiến triển nặng hơn so với 2 mùa còn lại trong năm. Do đó, người bệnh cần chăm sóc làn da bị vảy phấn hồng cẩn thận hơn vào mùa thu và đông để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không?

Vảy phấn hồng là bệnh ngoài da lành tính, có thể khỏi sau 2 - 8 tuần, một số trường hợp nặng hơn thì kéo dài đến 12 tuần hoặc lâu hơn tùy theo cơ địa. Việc điều trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng để không lây lan ra những khu vực khác và giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Tuy không nguy hiểm nhưng vảy phấn hồng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và ngoại hình của người mắc. Bệnh gây ra các biểu hiện có hình dạng tương tự như bệnh đường tình dục (giang mai, HIV,...) nên không tránh khỏi một số trường hợp bị kỳ thị, xa lánh. Do đó, tâm lý của người bệnh có thể bị ảnh hưởng gây ngại ngùng, tự ti và mặc cảm, lâu dần có thể mắc phải các bệnh về tâm lý nguy hiểm như trầm cảm.

Ngoài ra, nếu không được phát hiện điều trị kịp thời và đúng cách thì các vùng da tổn thương bởi vảy phấn hồng có thể bị bội nhiễm, nặng nề hơn là nhiễm trùng huyết, mưng mủ, viêm da nặng nề,...

Vảy phấn hồng sau khi được điều trị khỏi có thể để lại một số di chứng trên da như tăng hoặc giảm sắc tố da. Nếu không chăm sóc làn da cẩn thận thì nguy cơ tái phát vảy phấn hồng là rất cao và lần sau thường nặng hơn lần trước.

Vay-phan-hong-co-the-bien-chung-nguy-hiem-gay-boi-nhiem.webp

Vảy phấn hồng có thể biến chứng nguy hiểm gây bội nhiễm

>>> XEM THÊM: Bệnh vảy phấn hồng có điểm gì khác với vảy nến? TÌM HIỂU NGAY

Cách điều trị bệnh vảy phấn hồng an toàn, hiệu quả

Việc điều trị bệnh vảy phấn hồng không quá phức tạp, tuy nhiên điều này làm nhiều người chủ quan và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị vảy phấn hồng dưới đây.

Điều trị bằng thuốc 

Trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị vảy phấn hồng chủ yếu nhằm giúp giảm các triệu chứng ngứa, bong vảy, ửng đỏ,.... Dưới đây là một số loại thuốc uống, thuốc bôi chỉ định cho tình trạng vảy phấn hồng, bạn đọc có thể tham khảo.

  • Thuốc kháng virus có thể rút ngắn thời gian bị bệnh xuống 1 - 2 tuần. 
  • Trong trường hợp người mắc cảm thấy ngứa nhiều, bác sĩ điều trị sẽ kê thêm các loại kem bôi ngoài da có chứa corticoid để giúp giảm ngứa. 
  • Các loại xà phòng có chứa acid salicylic có thể giúp làm bong vảy. 
  • Sử dụng thuốc kháng histamin như để giúp bớt ngứa. 

Ket-hop-thuoc-uong-va-thuoc-boi-trong-dieu-tri-vay-phan-hong.webp

Kết hợp thuốc uống và thuốc bôi trong điều trị vảy phấn hồng

Điều trị bằng quang học

Quang hóa trị liệu là phương pháp được sử dụng từ khá lâu trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh vảy phấn hồng. Đây là liệu pháp sử dụng ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng tia UV (UVA, UVB, PUVA) để chiếu lên các tổn thương da, từ đó, cải thiện bệnh. Phương pháp này được đánh giá là khá an toàn nhưng trong một số trường hợp, nó vẫn có thể gây ung thư da, bỏng da. Bên cạnh đó, chi phí điều trị tốn kém cũng khiến nhiều người không thể áp dụng được cách này.

Những lưu ý trong quá trình điều trị

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất: 

  • Tránh các hoạt động thể lực gây đổ mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt để làm giảm các cảm giác khó chịu. 
  • Sau 3 tháng điều trị mà tình trạng vảy phấn hồng không thuyên giảm, bạn cần phải đến tái khám tại các cơ sở chuyên khoa da liễu ngay.
  • Tắm bằng nước ấm, có thể dùng các sản phẩm sữa tắm từ bột yến mạch để giảm triệu chứng bệnh.
  • Hạn chế uống bia, rượu.
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Tăng cường ăn rau xanh, ngũ cốc, hoa quả tươi, các loại cá,… Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, đồ chiên rán, gia vị cay nóng,…
  • Quản lý căng thẳng, stress một cách hiệu quả.

Bộ đôi “Trong uống - Ngoài bôi’ giúp cải thiện triệt để vảy phấn hồng

Vảy phấn hồng là bệnh da liễu mạn tính nên quá trình điều trị thường phải kéo dài và xuyên suốt. Việc sử dụng thuốc quá lâu có thể để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên người bệnh hiện nay có xu hướng tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên. Nổi bật trong số đó là bộ đôi “Trong uống - Ngoài bôi’: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da Explaq.

Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, điều hòa năng lượng tế bào, giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tự miễn nói chung và vảy phấn hồng nói riêng. Ngoài ngăn ngừa vảy phấn hồng từ bên trong, bạn cũng nên sử dụng kem bôi da dược liệu Explaq để cải thiện làn da đã bị tổn thương. Sản phẩm được bào chế với thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi. Do vậy, Explaq giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy, tái tạo da và tránh để lại sẹo khi bị vảy phấn hồng.

Bo-doi-Kim-Mien-Khang-va-Explaq-giup-tang-cuong-hieu-qua-dieu-tri-vay-phan-hong.webp

Bộ đôi Kim Miễn Khang và Explaq giúp tăng cường hiệu quả điều trị vảy phấn hồng

Nút đặt mua.webp

Xem thêm kinh nghiệm vượt qua vảy nến, vảy phấn hồng thành công

Nhiều người bị vảy nến, vảy nến hồng sử dụng bộ đôi Kim Miễn Khang và Explaq đã cho hiệu quả tích cực, vảy da sạch hết, tình trạng ngứa ngáy giảm hẳn. Dưới đây là một số trường hợp tiêu biểu:

Bà Nguyễn Thị Kim Bình – SĐT: 0243.855.1697 (gọi buổi sáng hoặc sau 16h), sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội bị vảy nến 20 năm. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang và Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và kiểm soát vảy nến hiệu quả.

Bài viết đã giải đáp chi tiết thắc mắc: Bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không? Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn nên giữ lối sống lành mạnh, khoa học và đừng quên sử dụng các sản phẩm thảo dược Kim Miễn Khang và Explaq đều đặn mỗi ngày nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/pityriasis-rosea/

https://rarediseases.org/rare-diseases/pityriasis-rosea/ 

https://www.medicinenet.com/pityriasis_rosea/article.htm