Bệnh vảy nến ở trẻ em thường không quá phổ biến. Tuy vậy, các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan vì nếu trẻ bị vảy nến mà không được chữa trị kịp thời thì có nguy cơ biến chứng nặng rất cao. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc trả lời các thắc mắc: Bệnh vảy nến ở trẻ em có biểu hiện thế nào? Làm sao để điều trị hiệu quả? 

Bệnh vảy nến ở trẻ em là gì? Phân loại 

Vảy nếnbệnh mạn tính, thường xuất hiện trong độ tuổi từ 15 – 35. Tuy nhiên, không ít trẻ nhỏ cũng mắc bệnh này. Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh vảy nến ở trẻ em là các mảng vảy bong tróc trên nền da tấy đỏ kèm ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh chỉ ảnh hưởng ngoài da nên làm nhiều bậc phụ huynh chủ quan khi trẻ bị vảy nến. Điều này có thể làm tình trạng bệnh tiến triển nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đối với trẻ em, vảy nến thường xuất hiện 2 dạng: Vảy nến thể mảng và thể giọt.

  • Vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám) là tình trạng phổ biến, chiếm khoảng 85 - 90% trường hợp mắc bệnh vảy nến nói chung. Tình trạng này có thể gây ra các mảng vảy lớn, hình dạng không đều hoặc vảy nhỏ, màu trắng hoặc bạc. Mỗi mảng tổn thương được bao quanh bởi một khu vực bị viêm đỏ. Vảy trắng bong thành từng mảng, gây ngứa nhiều và kích thích hành động gãi của trẻ. Gãi quá thường xuyên có thể dẫn đến chảy máu từ các vết nứt. Vảy nến mảng bám thường xảy ra ở lưng dưới, da đầu, khuỷu tay và đầu gối.
  • Vảy nến thể giọt ảnh hưởng đến đối tượng trẻ nhỏ và thanh thiếu niên nhiều hơn so với người trưởng thành. Tình trạng này gây ra các tổn thương nhỏ, hình giọt hoặc chấm, nằm rải rác với số lượng lớn trên thân, tay, chân, da đầu, tai và mặt. Bệnh vảy nến thể giọt thường xảy ra sau khi bị viêm họng do liên cầu khuẩn.

Vay-nen-the-giot-la-mot-dang-vay-nen-o-tre-em-thuong-gap.webp

Vảy nến thể giọt là một dạng vảy nến ở trẻ em thường gặp

>>> XEM THÊM: Bệnh vảy phấn hồng - Hiểu để biết cách điều trị hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở trẻ em

Vảy nến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào hoặc toàn bộ cơ thể. Nếu trẻ bị bệnh thì dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

  • Các mảng đỏ, có vảy hoặc phát ban: Tổn thương vảy nến có nhiều lớp da chết màu trắng, vàng hoặc bạc. Chúng được bao quanh bởi vùng da màu đỏ hoặc hồng sáng. Các tổn thương này không có hình dạng và kích thước nhất định.
  • Ngứa mạn tính: Trẻ sẽ chà xát khu vực bị ảnh hưởng bởi vảy nến và có thể khóc vì ngứa. Trẻ lớn hơn có thể trực tiếp làm trầy xước tổn thương da bằng móng tay. Mỗi khi da bị chà xát, nó bong ra nhiều vảy trắng, để lộ một chút da hồng hào tại chỗ bong ra. Da tại các tổn thương sẽ xuất hiện nứt nẻ, khô và nhạy cảm với nhiệt.
  • Sưng và nóng rát: Vùng xung quanh vết đau bị sưng, do đó em bé có thể cảm thấy nóng rát.
  • Chảy máu do phát ban: Tổn thương chảy máu sau khi lớp da chết rơi ra khỏi cơ thể do cọ xát hoặc gãi.

Benh-vay-nen-o-tre-em-gay-ra-cac-mang-do-va-co-vay-trang-o-tren.webp

Bệnh vảy nến ở trẻ em gây ra các mảng đỏ và có vảy trắng ở trên

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ em

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ em chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của vảy nến là:

  • Bất thường trong gen di truyền: Đột biến gen được coi là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh vảy nến. Em bé có cha mẹ bị vảy nến thì nguy cơ tiềm ẩn mắc bệnh cao hơn.
  • Vảy nến là một bệnh tự miễn, trong đó các tế bào lympho T tấn công tế bào da khỏe mạnh bình thường do nhận nhầm là tác nhân lạ. Vị trí nơi chúng tấn công làm các tế bào da dày lên, hình thành mảng bám.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn streptococcus: Vi khuẩn này ảnh hưởng đến cổ họng và đường xoang. Hệ thống miễn dịch phát hiện ra sự hiện diện của mầm bệnh và phản ứng với nó nhưng đồng thời huy động tế bào T tấn công tế bào da khỏe mạnh.
  • Một số loại thuốc: Các loại thuốc điều trị sốt rét, rối loạn lưỡng cực,… có thể làm hệ thống miễn dịch bị rối loạn bằng cách kích hoạt các gen bị lỗi và gây bệnh vảy nến.
  • Tổn thương da: Các vết bầm tím, vết cắt, vết bỏng và cháy nắng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, dẫn đến bệnh vảy nến.
  • Căng thẳng, mệt mỏi: Khi trẻ xuất hiện vảy nến một cách ngẫu nhiên, thì căng thẳng có thể là lý do đằng sau nó. Trẻ bị căng thẳng có thể do nhiều nguyên nhân như môi trường ồn ào, cũi không thoải mái, thời tiết khắc nghiệt hoặc ô nhiễm. Hệ thống miễn dịch kém phát triển sẽ phản ứng với các yếu tố bên ngoài và gây ra bệnh vảy nến.

Vảy nến không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, bạn không cần phải lo lắng bệnh lây sang những đứa trẻ khác trong gia đình.

Benh-vay-nen-o-tre-em-co-the-xay-ra-do-dot-bien-gen.webp

Bệnh vảy nến ở trẻ em có thể xảy ra do đột biến gen

>>> XEM THÊM: Viêm khớp vảy nến: XEM NGAY để biết cách chữa bệnh không tái phát

Cách điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em hiệu quả

Hiện nay, chưa có cách điều trị vảy nến khỏi hoàn toàn nhưng bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa vảy nến tái phát. 

Điều trị tại chỗ

Phương pháp này liên quan đến việc sử dụng thuốc bôi hoặc kem dưỡng da dành cho trẻ em để giúp giảm đau do tổn thương, kích ứng, viêm và bong tróc. Sau đây là một số loại thuốc phổ biến:

  • Corticosteroid: Có tác dụng giảm viêm.
  • Retinoids (dẫn xuất của vitamin A): Có tác dụng bình thường hóa hoạt động gen bị lỗi, giảm viêm tại chỗ.
  • Vitamin D: Ngăn ngừa da khô, nứt giúp làm da ẩm mượt hơn.
  • Anthralin: Có tác dụng loại bỏ vảy, làm mịn da.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Làm gián đoạn hoạt động của các tế bào T.
  • Kem bôi chứa than đá: Làm giảm viêm, giảm kích ứng da.
  • Salicylic acid: Làm bong tróc lớp da chết, giúp da mịn màng hơn.

Cac-loai-kem-boi-da-co-tac-dung-dieu-tri-tai-cho-trieu-chung-cua-benh-vay-nen-o-tre-em.webp

Các loại kem bôi da có tác dụng điều trị tại chỗ triệu chứng của bệnh vảy nến ở trẻ em

Điều trị toàn thân

Phương pháp điều trị toàn thân bao gồm sử dụng thuốc uống và thuốc tiêm. Các phương pháp này thông thường chỉ được áp dụng khi người bệnh không đáp ứng với thuốc bôi tác dụng tại chỗ. Phương pháp điều trị này có nguy cơ cao gây tác dụng phụ và chỉ nên được thực hiện trong thời gian ngắn. Thuốc tiêm được tiêm qua đường truyền tĩnh mạch, còn thuốc uống sẽ được kê toa tùy theo độ tuổi của trẻ. Dưới đây là một số loại thuốc có thể được sử dụng khi điều trị vảy nến ở trẻ em:

  • Methotrexate giúp giảm sản xuất tế bào da, giảm viêm.
  • Retinoids (dẫn xuất của vitamin A) sử dụng đường uống tác dụng toàn thân giúp giảm sản xuất tế bào da, hạn chế bong tróc. 
  • Cyclosporine có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch - nguyên nhân gây vảy nến.
  • Etanercept, infliximab, adalimumab là thuốc sinh học, giúp can thiệp vào hệ thống miễn dịch, hạn chế tình trạng hoạt động quá mức, từ đó giảm triệu chứng vảy nến.

Quang hóa trị liệu

Ánh sáng tia UV được sử dụng để giảm viêm và hạn chế tăng sinh các tế bào da chết. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, có thể sử dụng phổ rộng của tia UV nhân tạo hoặc chùm tia laser tùy thuộc vào mức độ của vảy nến. Điều trị bằng liệu pháp ánh sáng này có thể gây tác dụng phụ như đỏ, ngứa và cảm giác nóng rát nhẹ. Vì lý do đó, quá trình điều trị cần kết hợp sử dụng thêm các loại kem dưỡng ẩm bôi ngoài da nhằm làm giảm bớt sự khó chịu. Tia UV tự nhiên từ ánh sáng mặt trời cũng có hiệu quả trong việc làm giảm mức độ tổn thương do vảy nến gây ra. 

Quang-tri-lieu-la-mot-phuong-phap-dem-lai-hieu-qua-cao-trong-dieu-tri-benh-vay-nen-o-tre-em.webp

Quang trị liệu là một phương pháp đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em

Những lưu ý khi chăm sóc làn da của trẻ bị vảy nến

Ngoài việc sử dụng các phương pháp điều trị trên, người bệnh cần kết hợp thay đổi lối sống và chăm sóc da để giảm nguy cơ phát triển bệnh vảy nến ở trẻ bao gồm:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Cho bé ăn một cách thích hợp, theo yêu cầu và đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp tăng cường miễn dịch.
  • Tắm hàng ngày: Hãy rửa sạch da chết và giữ cho da không có vi khuẩn để hạn chế tình trạng vảy nến lan rộng.
  • Thoa kem dưỡng ẩm giúp ngăn ngừa nứt nẻ. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, các vết nứt trên da dễ khiến trẻ bị chảy máu.
  • Hãy để trẻ tắm nắng: Cha mẹ thường tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì sợ nó có thể làm hỏng làn da nhạy cảm. Nhưng ánh sáng mặt trời. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ ra ngoài trời khi ánh sáng mặt trời ít gay gắt nhất vào buổi sáng hoặc hoàng hôn.

Tam-nang-thuong-xuyen-giup-ngan-ngua-nguy-co-mac-vay-nen-o-tre-em.webp

Tắm nắng thường xuyên giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc vảy nến ở trẻ em

Sử dụng thành phần tự nhiên điều trị và ngăn ngừa bệnh vảy nến ở trẻ em

Bên cạnh những lưu ý kể trên, bố mẹ nên đưa bé đến chuyên khoa da liễu để được chuyên gia khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, các chuyên gia khuyên cha mẹ nên cho trẻ kết hợp các phương pháp điều trị như dùng thuốc, quang trị liệu với dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang và kem bôi da dược liệu Explaq.

Explaq có thành phần chính là chitosan cùng với phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi giúp dưỡng ẩm, làm mềm mịn da, cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Đây là sản phẩm được rất nhiều người tin dùng và mang lại hiệu quả cải thiện vảy nến rất tốt. Cha mẹ có thể thoa Explaq cho trẻ vào vùng da bị tổn thương 2 lần/ngày. Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể sử dụng được Explaq rất an toàn.

Bên cạnh sử dụng kem bôi ngoài da, người mắc vảy nến nên sử dụng thêm sản phẩm viên uống để ngăn ngừa tái phát ngay từ bên trong, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang. Sản phẩm được bào chế dạng viên uống với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp thổ phục linh, nhàu, bạch thược,… giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả. Trẻ từ 6 tuổi có thể dùng được Kim Miễn Khang một cách rất an toàn.

Bo-doi-trong-uong-ngoai-boi-ho-tro-dieu-tri-vay-nen-o-tre-em-hieu-qua.webp

Bộ đôi “trong uống ngoài bôi” hỗ trợ điều trị vảy nến ở trẻ em hiệu quả

Nút đặt mua.webp

Bài viết đã giúp các bậc phụ huynh có những thông tin cần thiết về bệnh vảy nến ở trẻ em. Đừng quên áp dụng lối sống lành mạnh, khoa học và sử dụng Explaq, Kim Miễn Khang đều đặn hàng ngày để cải thiện tình trạng vảy nến cho trẻ nhé!

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến ở trẻ em cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060.
Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/pediatric-psoriasis-facts#:~:text=Children%20can%20have%20mild%2C%20moderate,Psoriasis%20isn't%20contagious

https://kidshealth.org/en/parents/psoriasis.html

https://www.healthline.com/health/psoriasis/psoriasis-in-children