Vảy nến là một bệnh tự miễn làm xuất hiện các tổn thương có vảy trắng trên da. Theo thống kê, tỷ lệ người mắc vảy nến sinh dục là hơn 70% tổng số người bị vảy nến nói chung. Bệnh không những gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng của người mắc. Để hiểu thêm về bệnh vảy nến sinh dục và phương pháp điều trị hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Vảy nến sinh dục là gì?

Vảy nến là tình trạng viêm da do tự miễn. Đây là bệnh mạn tính và có thể tái phát nhiều lần trong đời. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bệnh lại tác động tiêu cực đến tâm lý, chất lượng cuộc sống của người mắc.

Vảy nến sinh dục có thể gặp ở cả nam lẫn nữ. Biểu hiện đặc trưng của vảy nến ở cơ quan sinh dục cũng tương tự như các bộ phận khác. Các lớp mảng vảy không chỉ xuất hiện tại cơ quan sinh dục mà còn có thể lây lan sang các khu vực lân cận như háng, mông, vùng nếp gấp giữa đùi. 

Vay-nen-sinh-duc-lam-anh-huong-den-tam-ly-va-chat-luong-cuoc-song-cua-nguoi-benh.webp

Vảy nến sinh dục làm ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh

Dấu hiệu vảy nến ở bộ phận sinh dục

Về cơ bản, triệu chứng của bệnh vảy nến nói chung và vảy nến sinh dục nói riêng đều tương tự nhau. Vảy nến sinh dục có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục của phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, đối với nam giới, bệnh vảy nến sinh dục thường xuất hiện tại một số vị trí đặc trưng như:

  • Bộ phận sinh dục (bìu)

Ảnh hưởng đến dương vật với nhiều mảng tổn thương da nhỏ, màu đỏ. Trên bề mặt da có vảy hoặc mịn màng. Ngoài ra, vảy nến ở bìu có thể khiến người mắc khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vảy nến bộ phận sinh dục ảnh hưởng đến cả nam giới đã cắt bao quy đầu và không cắt bao quy đầu.

  • Đùi trên

Vảy nến cũng có thể xuất hiện ở đùi trên với các mảng tổn thương nhỏ, tròn màu đỏ và có vảy. Tình trạng ở giữa hai đùi dễ bị kích thích, đặc biệt là nếu đùi cọ xát với nhau khi đi bộ hoặc chạy.

  • Nếp gấp da

Bệnh vảy nến thường xuất hiện với tổn thương đỏ, mịn trong các nếp gấp da giữa đùi, háng hoặc gần hậu môn. Da có thể nứt nẻ, gây đau. Những người thừa cân có thể bị nhiễm trùng ở các nếp gấp của da.

  • Mông

Vảy nến ở mông có thể màu đỏ, không có vảy hoặc đỏ với vảy rất nặng.

Điều trị vảy nến sinh dục ra sao?

Khi phát hiện mình bị vảy nến sinh dục, người bệnh nên đi khám và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vì đây là vấn đề nhạy cảm, gây tâm lý e ngại nên người bệnh thường tự mua thuốc về sử dụng. Điều này rất không nên vì có thể làm tình trạng bệnh tiến triển nặng nề hơn. 

Một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị vảy nến sinh dục như:

  • Acid salicylic: Hoạt chất này có tác dụng làm giảm quá trình sừng hóa, phục hồi làn da bị tổn thương và thúc đẩy quá trình tái tạo lớp da mới. Acid salicylic còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm nên hiệu quả trong điều trị bệnh vảy nến. Người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gặp các tác dụng không mong muốn. Những người đang có vết thương hở, chảy máu hoặc vùng da bị tổn thương rộng thì không nên sử dụng acid salicylic.
  • Corticoid: Có thể sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống trong điều trị vảy nến sinh dục. Một số loại thuốc corticoid được chỉ định là prednisolone, clobetasol, dexamethasone,... Nhờ tác dụng chống viêm, giảm đau nên corticoid hiệu quả trong cải thiện các triệu chứng vảy nến. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng thuốc và chỉ sử dụng ngắn ngày để tránh tác dụng không mong muốn như teo da, mỏng da, tăng đường huyết, loét dạ dày,...
  • Thuốc kháng histamin: Những người mắc bệnh á sừng thường có triệu chứng ngứa ngáy nên bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc kháng histamin để cải thiện tình trạng này. Một số loại thuốc thường dùng là fexofenadin, cetirizin, loratadin,... Những thuốc này có thể gây ra tình trạng buồn ngủ, buồn nôn,...
  • Thuốc chống nấm: Một số người thường mắc vảy nến sinh dục kèm nhiễm nấm nên bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc chống nấm như itraconazole, ketoconazole, griseofulvin,...
  • Kháng sinh: Nếu người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể thì sẽ được chỉ định kháng sinh để điều trị. Bạn nên sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh kháng thuốc và làm tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.

Ngoài ra còn có phương pháp quang trị liệu (UVB, PUVA hoặc laser) dùng để điều trị vảy nến sinh dục. Tuy nhiên, các phương pháp này đều có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư bộ phận sinh dục.

Su-dung-khang-sinh-neu-nguoi-bi-vay-nen-sinh-duc-gap-phai-tinh-trang-boi-nhiem.webp

Sử dụng kháng sinh nếu người bị vảy nến sinh dục gặp phải tình trạng bội nhiễm

>>> XEM THÊM: Bệnh vảy phấn hồng - Hiểu để biết cách điều trị hiệu quả

Những lưu ý trong điều trị vảy nến sinh dục 

Khi điều trị vảy nến sinh dục, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu các phương pháp điều trị gây kích thích bộ phận sinh dục của bạn.
  • Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ, không mùi thơm khi bị vảy nến sinh dục.
  • Chú ý dưỡng ẩm cho vùng da bị vảy nến sau khi tắm. Điều này có thể giúp giảm tình trạng khô da.
  • Sử dụng giấy vệ sinh chất lượng sẽ giúp giảm kích ứng.
  • Tránh để nước tiểu hoặc phân chạm vào tổn thương da bị vảy nến.
  • Mặc đồ lót và quần áo rộng: Quần áo bó sát có thể gây ra ma sát, làm nặng thêm tình trạng vảy nến ở bộ phận sinh dục.
  • Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

Duong-am-da-thuong-xuyen-de-han-che-tinh-trang-kho-da-do-vay-nen-sinh-duc.webp

Dưỡng ẩm da thường xuyên để hạn chế tình trạng khô da do vảy nến sinh dục

>>> XEM THÊM: Viêm khớp vảy nến: XEM NGAY để biết cách chữa bệnh không tái phát

Sử dụng kem bôi thảo dược Explaq cải thiện vảy nến sinh dục

Ngoài các phương pháp được kể ở trên, nhiều chuyên gia đã đưa ra lời khuyên nên sử dụng kem bôi da chứa thành phần tự nhiên giúp tăng cường hiệu quả điều trị và ngăn ngừa vảy nến sinh dục tái phát. Tiêu biểu trong số các sản phẩm bôi ngoài da là kem dược liệu Explaq.

Kem bôi da Explaq có thành phần thiên nhiên bao gồm: Chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi. Do vậy, Explaq giúp dưỡng da, làm mềm mịn da, chống viêm, giảm ngứa, cải thiện bong vảy và hạn chế tình trạng sẹo thâm sau khi điều trị vảy nến. Bạn có thể thoa Explaq lên vùng da sinh dục bị vảy nến mà không phải lo về tác dụng phụ.

Bài viết trên là tổng hợp thông tin về bệnh vảy nến sinh dục. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh vảy nến sinh dục cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy áp dụng lối sống khoa học và kết hợp sử dụng Explaq hàng ngày để bệnh sớm được ngăn chặn nhé.

Kem-boi-da-Explaq-giup-cai-thien-an-toan-va-nhanh-chong-vay-nen-sinh-duc.webp

Kem bôi da Explaq giúp cải thiện an toàn và nhanh chóng vảy nến sinh dục

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến sinh dục cũng như sản phẩm Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc để lại bình luận ở dưới, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất.
Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/genital-psoriasis-guide#1

https://www.healthline.com/health/genital-psoriasis 

https://www.everydayhealth.com/psoriasis/living-with/what-to-do-about-genital-psoriasis/