Vảy nến da đầu là bệnh da liễu khá phổ biến. Ước tính có khoảng 50% người bị vảy nến có tổn thương ở da đầu. Bệnh rất dễ tái phát nếu không được kiểm soát tốt và gây nhiều bất tiện cho người bệnh. Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh vảy nến da đầu trong bài viết này để có phương pháp điều trị và kiểm soát bệnh hiệu quả nhất.
Thế nào là bệnh vảy nến da đầu?
Vảy nến da đầu là bệnh da liễu mạn tính do cơ chế miễn dịch. Tổn thương xuất hiện từ nhẹ đến nặng với các mảng bám trên da đầu. Bệnh vảy nến da đầu được đánh giá khá lành tính nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ do đó khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp.
Bệnh này có thể tiến triển thành mạn tính và không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, có biện pháp điều trị đúng cách, kịp thời sẽ kiểm soát tốt triệu chứng, ngăn chặn các đợt bùng phát, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hình ảnh bệnh vảy nến da đầu
Vảy nến da đầu do nguyên nhân nào?
Vảy nến da đầu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như rối loạn hệ miễn dịch, tiền sử gia đình, căng thẳng, sử dụng thuốc điều trị,… Cụ thể như sau:
- Hệ miễn dịch suy giảm hoặc bị rối loạn: Khi hệ miễn dịch suy yếu, nó sẽ tấn công chính các tế bào của cơ thể, đối với bệnh vảy nến là các tế bào biểu bì da. Điều này khiến thời gian sống của tế bào bị rút ngắn khoảng 10 lần. Lúc này, các tế bào da liên tục được tạo ra và chết đi, tích tụ lại trên bề mặt và tạo thành các mảng tổn thương có vảy trắng.
- Di truyền, tiền sử gia đình: Những người bị bất thường ở nhiễm sắc thể số 6 thường dễ xuất hiện bệnh vảy nến da đầu cũng như các bệnh lý về da khác. Các chuyên gia nhận định rằng: Bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị mắc bệnh vảy nến da đầu hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể thì tỷ lệ bạn bị mắc bệnh sẽ cao hơn các đối tượng khác.
- Bị nhiễm khuẩn: Nhiều người bị bùng phát vảy nến da đầu sau khi bị viêm họng liên cầu khuẩn, viêm amidan kéo dài,… Do những đối tượng này thường có hệ miễn dịch suy giảm.
- Stress kéo dài: Căng thẳng thần kinh là yếu tố khiến bệnh vảy nến da đầu bùng phát sớm và trở nên nặng hơn.
- Sử dụng một số loại thuốc có thể làm khởi phát bệnh vảy nến như lithium, thuốc chẹn beta,…
- Hiện tượng Koebner: Các tác động cơ học trên da có thể gây vảy nến da đầu như chà xát, gãi mạnh,…
- Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, tiếp xúc hóa chất độc hại cũng có thể kích hoạt bệnh vảy nến da đầu tái phát.
- Rối loạn nội tiết cũng gây ảnh hưởng tới hoạt động của tế bào lympho T nên có thể làm bùng phát bệnh vảy nến da đầu. Đối với phụ nữ đang mang thai, sau khi sinh có nguy cơ tái phát lại và khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Căng thẳng kéo dài là yếu tố làm khởi phát bệnh vảy nến da đầu
>>> XEM THÊM: Vảy nến lây lan như thế nào? Tìm hiểu ngay!
Triệu chứng bệnh vảy nến da đầu
Tùy vào từng giai đoạn mà biểu hiện bệnh vảy nến da đầu là khác nhau. Có thể chỉ là các lớp vảy mỏng trên da đầu với trường hợp nhẹ, hay nặng hơn là mảng đỏ lớn, ngứa ngáy khó chịu. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến da đầu:
- Vảy nến da đầu nhẹ: Ở giai đoạn này, người bệnh chỉ xuất hiện những lớp vảy mỏng. Những chấm đỏ dưới 2 cm và có kèm theo ngứa ngáy.
- Giai đoạn trung bình đến nặng: Người bệnh có thể bắt gặp các triệu chứng rõ rệt như các mảng đỏ có vảy xuất hiện nhiều hơn, kích thước không đều. Các lớp vảy tái tạo nhanh, bong vảy trắng như gàu nhưng kích thước to và nhiều hơn. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy dữ dội, nếu gãi mạnh có thể khiến da đầu tổn thương và chảy máu.
Bệnh vảy nến da đầu không gây rụng tóc nhưng nếu người bệnh gãi nhiều và mạnh thì có thể làm tóc dễ gãy rụng. Tuy nhiên, sau khi bệnh được kiểm soát thì tóc sẽ mọc lại bình thường.
Phân biệt vảy nến da đầu và nấm da đầu
Bệnh vảy nến da đầu và nấm da đầu khá giống nhau và khiến người bệnh khó phân biệt 2 loại bệnh lý này. Dưới đây là cách phân biệt mà bạn có thể tham khảo:
|
|
|
|
Tuy nhiên, người bệnh khó có thể phân biệt 2 loại bệnh này tại nhà. Bạn nên thăm khám bác sĩ để được sinh thiết và nuôi cấy da để chẩn đoán chính xác bệnh.
Rụng tóc là yếu tố phân biệt vảy nến và nấm da đầu
Các phương pháp điều trị vảy nến da đầu
Vảy nến da đầu là bệnh mạn tính do đó mục đích của việc điều trị là kiểm soát các triệu chứng để không làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của người mắc.
Dầu gội trị vảy nến da đầu
Một số loại dầu gội được khuyến cáo sử dụng cho người bị mắc bệnh vảy nến da đầu như:
- Dầu gội chứa acid salicylic: Hoạt chất này có tác dụng làm bong lớp vảy, giúp loại bỏ các lớp da chết trên đầu. Tuy nhiên, loại dầu gội này có thể khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ như kích ứng da, buồn nôn, tóc và da đầu trở nên khô hơn.
- Dầu gội than đá: Than đá giúp ức chế sự phát triển của các tế bào da, làm bong lớp vảy do đó cải thiện tình trạng bám vảy trên da đầu. Ngoài ra, than đá còn giúp giảm ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Trong quá trình sử dụng dầu gội than đá, da đầu người bệnh đang nhạy cảm do đó bạn nên hạn chế để da đầu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Dầu gội chứa steroid: Đây là loại dầu gội có tác dụng làm giảm viêm, cải thiện tình trạng bong tróc da đầu hiệu quả nhưng cần được kê đơn bởi bác sĩ. Do đó bạn không nên tự ý sử dụng loại dầu gội này để điều trị bệnh vảy nến da đầu.
Mẹo trị vảy nến da đầu tại nhà
Người bệnh có thể sử dụng một số mẹo trị vảy nến da đầu tại nhà bằng lá trầu không, nha đam, dầu dừa,... vừa tiết kiệm lại cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo:
- Lá trầu không: Từ xa xưa, người dân đã truyền tai nhau cách trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không bởi tác dụng kháng khuẩn, chống viêm của loại thảo dược này.
- Dầu dừa: Dầu dừa được sử dụng nhiều với công dụng làm đẹp da. Nhờ các vitamin và khoáng chất cần thiết trong dầu dừa đã giúp dưỡng ẩm, cải thiện tình trạng bong tróc do vảy nến. Bạn có thể kết hợp dầu dừa và lá trầu không để tăng hiệu quả.
- Nha đam: Có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da và cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết nên giúp cải thiện tình trạng bong tróc của bệnh vảy nến da đầu tốt.
- Trà xanh: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả nên giúp làm giảm hiện tượng sưng, viêm da do vảy nến.
Cải thiện vảy nến da đầu bằng lá trà xanh hiệu quả
>>> XEM THÊM: 3 cách chữa vảy nến da đầu tại nhà từ thiên nhiên hiệu quả
Thuốc trị vảy nến da đầu
Người bệnh có thể được chỉ định các thuốc điều trị vảy nến da đầu như acid salicylic, methotrexate,... để cải thiện nhanh triệu chứng. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị vảy nến da đầu bao gồm:
- Thuốc bôi trị vảy nến da đầu: Acid salicylic, calcipotriol, anthralin, goudron, corticoid,... là những loại thuốc bôi được chỉ định trong điều trị vảy nến da đầu. Chúng có tác dụng làm bong sừng, bạt vảy, chống viêm giảm hiện tượng sưng ngứa nên có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng thuốc và nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thuốc uống trị vảy nến: Những trường hợp bệnh nặng hoặc không đáp ứng với thuốc bôi thì bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc uống như retinoid, thuốc kháng histamin H1, methotrexate,... Những thuốc này có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn vì thế người bệnh nên tuân thủ điều trị và không tự ý ngừng thuốc để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm một số loại viên uống bổ sung nhằm tăng sức đề kháng cơ thể cũng như cải thiện các tổn thương trên da đầu, giúp tóc nhanh chóng mọc trở lại như vitamin C, vitamin B, biotin.
Cải thiện vảy nến hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược
Hiện nay, vảy nến da đầu nói riêng và bệnh vảy nến nói chung chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Bên cạnh việc sử dụng các thuốc điều trị, nhiều người có xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện tình trạng bệnh bởi vì đáp ứng đồng thời cả 2 mục tiêu giảm triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tái phát và không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu có sản phẩm kem bôi da dược liệu Explaq và thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang.
Bộ sản phẩm thảo dược có lợi cho người bị vảy nến da đầu
Kem bôi Explaq có thành phần chính là chitosan kết hợp với dịch chiết lá sòi, ba chạc, phá cố chỉ, dầu dừa,… có tác dụng làm mềm, dưỡng ẩm da, giúp mang lại làn da mịn màng, sạch vảy. Đặc biệt, chitosan đã được nghiên cứu tại trường Đại học Y Harvard với tác dụng kháng khuẩn giúp nhanh lành vết thương và giúp các thuốc bôi vảy nến tăng thấm qua da.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Miễn Khang với thành phần chính cây sói rừng đã được chứng minh tác dụng giảm đau, chống viêm, điều hòa miễn dịch nên có lợi bệnh vảy nến da đầu. Ngoài ra, cây sói rừng còn được kết hợp với các thảo dược quý như nhũ hương, nhàu, bạch thược, hoàng bá,… Từ đó, ngăn ngừa bệnh tái phát cũng như hỗ trợ cải thiện triệu chứng vảy nến da đầu hiệu quả, an toàn, dùng lâu dài nhưng không gây tác dụng phụ.
Sản phẩm Explaq và Kim Miễn Khang đã được nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện lớn và được nhiều người tin dùng trong đó có ông Ngô Tấn Xuân trú tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Nhờ sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq mà bệnh vảy nến đeo bám ông suốt 20 năm đã thuyên giảm hẳn. Nay ông có thể tự tin với làn da mịn màng của mình.
Ông Ngô Tấn Xuân không còn tự ti về bệnh tình của mình
Bên cạnh người bệnh tin dùng, sản phẩm Explaq và Kim Miễn Khang còn được chuyên gia đánh giá cao. Chuyên gia TS.Nguyễn Thị Vân Anh đã nhận định rằng: “Những người bị vảy nến da đầu nên chú ý chăm sóc tại chỗ, thay đổi chế độ ăn khoa học, giữ tâm lý thoải mái, hạn chế các đồ uống có cồn. Ngoài đơn kê của bác sĩ, người bệnh có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ cải thiện bệnh. Bạn có thể lựa chọn 2 sản phẩm trong uống ngoài bôi như Explaq và Kim Miễn Khang”.
Trên đây là những thông tin về bệnh vảy nến da đầu và cách điều trị bệnh hiệu quả. Người bệnh nên tuân thủ điều trị và kết hợp sử dụng bộ sản phẩm Explaq, Kim Miễn Khang để cải thiện bệnh tốt nhất. Mọi thông tin thắc mắc, xin vui lòng liên hệ số điện thoại 0916755060 - 0916757545 để được giải đáp chính xác nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/scalp-psoriasis-pictures